Nhạc sĩ Dương Thụ nay mới có album riêng với đĩa than '80 năm một giấc mơ'
Chiều nay 2.3, tại Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (TP.Đồng Hới, Quảng Bình), chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức tiếp tục diễn ra. Các chuyên gia trực tiếp tư vấn, định hướng cho các em học sinh (HS) tại các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh.Có mặt tại nơi diễn ra chương trình, Trần Lê Huy (học sinh lớp 12, Trường THPT Quảng Ninh) bày tỏ niềm vui khi được tham dự một chương trình tư vấn mùa thi với quy mô lớn."Thông thường, các hoạt động về tư vấn mùa thi chủ yếu diễn ra ở các trường trung tâm tỉnh nên chúng em ít có cơ hội tham dự. Nhưng riêng năm nay, chúng em có xe đưa đón từ huyện vào thành phố để tham gia, có cơ hội giao lưu học hỏi và nghe tư vấn, định hướng về các ngành nghề tương lai", Huy chia sẻ.Để tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh tại Quảng Bình được tham dự chương trình tư vấn mùa thi, Báo Thanh Niên phối hợp với Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình hỗ trợ đoàn xe 22 chiếc để đưa đón 1.200 học sinh đến từ các trường THPT tại 2 huyện Bố Trạch và Quảng Ninh di chuyển về TP.Đồng Hới.Thầy Phan Hải Tuấn, Phó bí thư Đoàn trường THPT Hùng Vương (H.Bố Trạch), cho biết đây là chương trình rất quy mô và gửi lời cám ơn đến ban tổ chức đã hỗ trợ phương tiện để các em HS có cơ hội tham dự."Hôm nay rất vui khi thầy và trò Trường THPT Hùng Vương có cơ hội được vào đây tham gia chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức. Tôi nghĩ đây là chương trình rất bổ ích, tạo cho các em hành trang tốt nhất về định hướng nghề nghiệp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới", thầy Tuấn chia sẻ.Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2025 do Báo Thanh Niên diễn ra tại Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp trong ngày 2.3, được tường thuật trực tuyến trên nhiều kênh của Báo Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên, với sự hỗ trợ đường truyền tốc độ cao của VNPT Quảng Bình.Đồng hành cùng chương trình, Vietcombank Quảng Bình cũng đã tham dự với nhiều hoạt động thú vị dành cho các em HS. Ngay trước cổng Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, đội ngũ của Vietcombank Quảng Bình tiến hành mở tài khoản ngân hàng cho các em HS, mỗi em mở thẻ sẽ được tặng 30.000 đồng.Đây là thời điểm tốt nhất để các học sinh, đặc biệt là lớp 12 mở một tài khoản cá nhân để thuận tiện trong công tác học tập cũng như bắt kịp với thời đại công nghệ phát triển.
Đủ điểm trúng tuyển nhiều ngành, có được chọn một ngành?
Tối 31.12, siêu đại tiệc đếm ngược đón năm mới 2025 Tiger Remix tại Tiền Giang lần đầu tiên đã chính thức diễn ra, thu hút hàng chục ngàn khán giả đổ về chật cứng mọi nẻo đường trung tâm thành phố Mỹ Tho. Đây có lẽ là đại nhạc hội được mong chờ nhất dịp cuối năm bởi dàn lineup hot bậc nhất hiện nay. Đặc biệt, lần đầu tiên, hàng ngàn câu chuyện bước tiến của khán giả được tái hiện và tôn vinh ngay tại sự kiện qua hàng chục màn hình LED xung quanh khu vực sân khấu.Trong thời khắc cuối cùng của năm cũ và đón chào năm mới 2024, hàng chục ngàn khán giả đã cùng nhìn lại hành trình tiến bước của mình trong năm qua, dành lời cảm ơn đến những anh em đã luôn sát cánh đồng hành, và cháy hết mình trong đại tiệc âm nhạc đầy thăng hoa. Tất cả tạo nên một đêm cuối năm trọn vẹn và đáng nhớ, khép lại năm cũ và khởi đầu năm mới đầy hứng khởi!Với lần đầu tiên chào sân, dàn lineup khủng của Tiger Remix 2025 đã nhanh chóng chiếm trọn trái tim khán giả với màn trình diễn đỉnh cao và bầu không khí bùng nổ. Là năm đầu tiên Tiger Remix "debut" tại Tiền Giang, đại tiệc cũng đã mang đến hàng loạt những màn "debut" đầy dấu ấn của dàn nghệ sĩ khách mời.Tiếp nối hành trình "sát cánh gầm vang" với những sân khấu âm nhạc đỉnh nóc, những màn trình diễn kết hợp chưa từng xuất hiện và không khí bùng nổ, Tiger Remix 2025 sẽ chốt hạ điểm đến cuối cùng trên hành trình Khai Xuân Bản Lĩnh tại Buôn Ma Thuột vào ngày 11.1.2025.Trong 10 năm qua, Tiger Remix đã trở thành biểu tượng cho tinh thần Khai xuân bản lĩnh, nơi hàng triệu khán giả cùng đồng hành, tạo nên những khoảnh khắc ý nghĩa vào mỗi thời khắc giao thừa. Tiger Remix 2025 sẽ tiếp tục hành trình mang đến những trải nghiệm thú vị và độc đáo cho người tiêu dùng tại Quảng trường 10/03, Buôn Ma Thuột vào tối 11/01/2025. Chương trình mở cửa tự do, chỉ dành cho khán giả từ 18 tuổi trở lên. Mọi thông tin chi tiết sẽ được cập nhật liên tục trên Fanpage chính thức của Tiger Beer: www.facebook.com/TigerBeerVN Người dưới 18 tuổi không được uống rượu bia.
Vụ phó chánh án bị đâm: Vì sao nghi phạm bị phạt 3 năm tù vẫn có thể gây án?
Siêu mẫu đình đám sinh năm 1973 Tyra Banks là "mẹ đẻ" của chương trình nổi tiếng America's Next Top Model. Show truyền hình thực tế này được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 5.2003 và từng là một trong những chương trình có tỷ suất người xem cao nhất của Mỹ.Trong bài phát biểu nhận giải tại sự kiện mới đây, Tyra Banks đã nhắc đến những tranh cãi xoay quanh các đoạn video cũ của America's Next Top Model được khán giả "đào mộ" trở lại trên mạng xã hội. Ngôi sao truyền hình 52 tuổi đã đề cập ngắn gọn đến vấn đề này khi tham dự lễ trao giải Black Women in Hollywood Awards của Essence vào ngày 27.2 vừa qua.Cô thẳng thắn thừa nhận rằng trong thời gian làm người dẫn chương trình, cô từng có những phát ngôn "ngu ngốc" và chương trình cũng không phải lúc nào cũng đúng đắn."Chúng tôi đã làm đúng chưa? Và hoàn toàn là không. Tôi đã nói những điều ngu ngốc. Nhưng tôi từ chối để di sản của mình chỉ bị gói gọn trong những đoạn clip cắt ghép trên mạng, trong khi đã có 24 mùa trôi qua và nó làm thay đổi thế giới. Tôi rất vui khi tôi cùng rất nhiều người trong chúng ta đã mở ra cánh cửa đó cho những thế hệ tiếp theo", người đẹp 7X bộc bạch trước khán giả.Tyra Banks cũng xác nhận thêm hai năm sau khi chương trình kết thúc, vào năm 2020, hàng loạt clip cũ của America's Next Top Model bị đào lại trên mạng xã hội, khiến cô hứng chịu làn sóng chỉ trích dữ dội. Một số tình tiết bị đánh giá là phản cảm bao gồm cảnh Tyra Banks chê bai hàm răng của một thí sinh, hay một tập phim yêu cầu các người mẫu trang điểm để trông giống một chủng tộc khác. Một khoảnh khắc khác cũng khiến chương trình bị la ó nặng nề là khi Tyra Banks gọi một thí sinh có thân hình cỡ 6 (theo chuẩn Mỹ) là "cỡ lớn".Nhiều thí sinh từng tham gia chương trình sau này đã lên tiếng tố cáo rằng họ bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng. Một số người chia sẻ rằng họ từng trải qua "các cơn hoảng loạn" trong thời gian thi đấu, nhưng không được hỗ trợ y tế.Một trong những trường hợp gây sốc nhất xảy ra ở mùa thứ 4, khi một thí sinh bị yêu cầu tạo dáng trong quan tài chỉ một tuần sau khi cô biết tin bạn mình qua đời.Năm 2020, Tyra Banks đã đăng trên X để phản hồi về những chỉ trích: "Tôi đã thấy những bài đăng nói về sự thiếu nhạy cảm trong một số khoảnh khắc của America's Next Top Model trước đây và tôi đồng ý với các bạn. Tôi rất trân trọng những góp ý chân thành từ các bạn và xin gửi thật nhiều tình yêu cùng những cái ôm".
Ngày 11.2, liên quan đến vụ chém người tử vong tại H.Bù Đốp vào rạng sáng 10.2, Công an tỉnh Bình Phước đã bắt giữ Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người.Trước đó, như tin Thanh Niên đã đưa, đêm 9.2, bà Hoàng Thị T. (40 tuổi, ngụ H.Bù Đốp) xảy ra mâu thuẫn với chồng cũ tên Hải (ngụ xã Tân Tiến, H.Bù Đốp). Khi biết được chuyện, khoảng 0 giờ ngày 10.2, ông Phạm Văn N. (39 tuổi, chồng bà T.) cùng một số người kéo đến nhà Hải để giải quyết mâu thuẫn.Tại đây, nhóm của ông Phạm Văn N. bất ngờ xảy ra đánh nhau với nhóm của Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi, em trai của Hải). Trong lúc giằng co, Nghĩa cầm dao chém nhiều nhát vào người Phạm Văn N. khiến ông này gục ngã xuống đất.Vào cuộc điều tra, cơ quan công xác định Nghĩa là nghi phạm liên quan vụ án và ra lệnh bắt khẩn cấp đối với người này, đồng thời tiếp tục triệu tập những người liên quan để xác minh, xử lý.Bước đầu, Nghĩa khai nhận, do thấy Phạm Văn N. cầm nón bảo hiểm đánh em gái của mình, nên tức giận chạy vào nhà lấy dao đuổi theo chém khiến nạn nhân tử vong.Vụ việc chém người tử vong đang được Công an tỉnh Bình Phước tiếp tục điều tra làm rõ.
Những loại cây trái dân dã đầy ắp tuổi thơ của người miền Tây
Đấy là Phạm Tuấn Hải, tiền đạo số 10 nhưng ngồi dự bị cả giải trước khi bất ngờ được đá chính ngay trận chung kết lượt về. Đấy là Hai Long, người chỉ ghi 2 bàn trong toàn bộ chiến dịch. Bàn đầu tiên mở tài khoản của tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup 2024, bàn cuối cùng làm im lặng toàn bộ Rajamangala. Tất cả đều là người của CLB Hà Nội, đội bóng của bầu Hiển - Chủ tịch HĐQT SHB.Viễn cảnh Tuấn Hải và Hai Long ghi bàn có lẽ không nằm trong trí tưởng tượng của những CĐV lạc quan nhất từ trước khi trận chung kết lượt về bắt đầu. Cả hai đã dự bị nhiều hơn ra sân, chỉ là phương án B thậm chí C của HLV Kim Sang-sik. Ngay cả khi bộ đôi này xuất hiện, CĐV lẫn giới quan sát cũng kỳ vọng nhiều hơn vào những cái tên nổi bật như Xuân Son, Hoàng Đức, Quang Hải hay cả Doãn Ngọc Tân.Song sự thầm lặng về nhân dạng không tỷ lệ thuận với tiếng vang cả hai tạo ra tại Rajamangala tối 5.1. Tuấn Hải chỉ mất 8 phút để mở điểm cho tuyển Việt Nam bằng tình huống thoát xuống trước khi dứt điểm cực khéo để mở tỷ số. Ở bàn thắng gỡ hòa 2-2, chính tiền đạo từ đội bóng bầu Hiển là người tung cú đá đập chân Pansa Hemviboon của tuyển Thái Lan.Bàn thắng của Hai Long thì đơn giản dập tắt toàn bộ hy vọng của người Thái, và đưa tuyển Việt Nam tới với chiến tích tuyệt diệu nhất trong lịch sử tham dự giải vô địch Đông Nam Á khi vô địch ngay trên đất Thái Lan.Hai Long có thể vẫn được coi là cầu thủ trẻ tại tuyển Việt Nam lúc này. Nhưng trường hợp của Tuấn Hải xứng đáng để đem ra suy ngẫm. Gần một năm trước, Tuấn Hải được giành Quả bóng Bạc Việt Nam. Phong độ cao trong màu áo CLB Hà Nội lẫn tuyển quốc gia giúp Hải vươn mình. Tiền đạo của Hà Nội từng sút tung lưới Nhật Bản lẫn Iraq trong năm 2024, nhưng sau cùng đã bắt đầu giải đấu cấp độ khu vực với vị trí trên ghế dự bị. Phương án ưu tiên của HLV Kim cho vai trò này là Bùi Vĩ Hào, một cầu thủ trẻ hơn Tuấn Hải 5 tuổi.Bóng đá thế giới từng chứng kiến không ít ngôi sao rơi vào hoàn cảnh tương tự Tuấn Hải. Nhiều cái tên lừng lẫy trong số này từng tạo rắc rối (Cristiano Ronaldo tại EURO 2021, Ruud van Nistelrooy tại World Cup 2006 chẳng hạn), nhưng Tuấn Hải vẫn bình tĩnh chờ đợi và chắt chiu từng cơ hội. Trước trận chung kết, Tuấn Hải mới chỉ đá vỏn vẹn 38 phút tại ASEAN Cup 2024. Nhưng khi được tin tưởng, tiền đạo chơi cho đội bóng của bầu Hiển đã không phụ lòng tin của HLV Kim và người hâm mộ.Nếu có gì để nói về chiến thắng của tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup 2024, đó phải là việc đội tuyển gần như không phân biệt ranh giới giữa cầu thủ chính và dự bị. Tất cả đều đóng những vai trò riêng, biết cách tỏa sáng khi được trao cơ hội. Tuyển Việt Nam quả thực đã thắng cùng nhau, theo mọi nghĩa.Tuấn Hải và Hai Long là những trường hợp kép phụ tỏa sáng theo cách ít ai ngờ. Thủ quân Đỗ Duy Mạnh bắt đầu hai lượt trận chung kết đều trong vai trò cầu thủ dự bị. Nhưng bất cứ khi nào được tung vào sân, Duy Mạnh đều lập tức thể hiện được tầm ảnh hưởng khi giúp tuyển Việt Nam vượt qua rào cản tâm lý từ pha chơi thiếu fair-play của Thái Lan. Trong những phút cuối cùng tại Rajamangala, chính Duy Mạnh là người liên tục không chiến thành công nhằm giải nguy cho khung thành của Đình Triệu.Quang Hải cũng là một trường hợp tương tự khi không được đá chính, nhưng luôn cho thấy tầm ảnh hưởng tuyệt vời khi được tin tưởng. Chính Hải là người chuyền đường bóng quyết định cho Tuấn Hải tạo ra bàn gỡ 2-2.Tuấn Hải, Hai Long, Duy Mạnh hay Quang Hải đều đã và đang là người của CLB Hà Nội. Thành Chung, Xuân Mạnh, Văn Vĩ là những cái tên khác đã và đang khoác áo CLB của bầu Hiển thể hiện được vai trò tại ASEAN Cup 2024. Sức ảnh hưởng cùng nhóm này giúp tuyển Việt Nam luôn có được điểm tựa, không chỉ về chuyên môn mà còn cả tinh thần trong những thời điểm bị dồn ép. CLB của Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển có 5 cầu thủ tham gia vào đội tuyển quốc gia trong chiến dịch ASEAN Cup 2024, không CLB nào đóng góp nhiều quân số hơn thế. Khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, Thành Chung, Duy Mạnh, Hai Long, Tuấn Hải... lao về phía khán đài nơi bầu Hiển đang đứng. Họ chia sẻ niềm vui chiến thắng cùng bầu Hiển SHB - người đã sát cánh bên họ từ những ngày đầu đến khi tỏa sáng như những chiến binh sao Vàng. Họ nhớ nơi đã hun đúc nên ý chí và khát vọng chiến thắng. Hình ảnh tại sân Rajamangala hôm nay gợi nhắc ký ức tại Mỹ Đình năm 2018, khi bầu Hiển cũng nghẹn ngào trong niềm vui lớn khi đội tuyển vô địch AFF Cup. Đó là những khoảnh khắc lịch sử hiếm có, chất chứa niềm tự hào và xúc động, chạm đến trái tim hàng triệu người yêu bóng đá.Sự gắn bó cùng nhau trong màu áo CLB có lẽ là một phần trong thành công tuyệt vời này của nhóm cầu thủ Hà Nội tại đội tuyển. Tại V.League 2024, Hà Nội là CLB hiếm hoi có lối chơi rõ ràng với sự tham gia của gần như toàn bộ các cầu thủ, ít khi phân biệt đá chính và dự bị. Tất cả cùng nhau chiến đấu, nỗ lực để có được thành quả. Thứ tinh thần khiêm nhường nhưng luôn sẵn sàng chiến đấu đến cùng này sau cùng đã giúp tất cả vươn mình vào thời điểm ít ai dám ngờ nhất.Bóng đá là môn thể thao làm nền cho vô số cá nhân vĩ đại. Nhưng để chạm tới vinh quang tột cùng, công sức của tập thể luôn phải đặt lên hàng đầu. Tuyển Việt Nam, với điểm tựa là nhóm cầu thủ từ đội bóng của bầu Hiển, đã vô địch ASEAN Cup 2024 như thế.

Cách xây dựng tủ đồ thời trang thanh lịch bắt nhịp xu hướng hiện đại
‘Nụ hôn tình bạn’ giữa 2 người khác giới có chính đáng?
Túi tiền nhẹ, tình có nặng cũng đành chịu. Nhỏ bạn than thở: "Công nhân may mà hay gặp rủi. Tao vừa bị trừ lương vì mấy sản phẩm dính lỗi. Cũng bởi cái tội xao lãng vì nhớ nhà. Tháng gần tết mà xui xẻo. Đúng là chó cắn áo rách". Chị nói bông lông cho bạn đỡ buồn: "Ai biểu! Nhớ nhà thì để tối hẵng nhớ. Nước mắt sẽ được bóng đêm an ủi".Chị chưa quên chuyện sắm tết năm ngoái. Mặc dù mấy hộp mứt, hạt dưa, trà… đã được chị "giảm giá" gần một nửa khi mẹ hỏi, nhưng bà vẫn chê mắc, la um sùm: "Sang năm để tiền về chợ mình mua, mấy thứ này được cái tốt mã, ở trong có nhiêu đâu". Mẹ thường vậy, hay ngờ những gì bóng bẩy. Muốn ghé chợ nhưng chị tặc lưỡi: "Thôi". Chiều nay vẫn như chiều qua: Trứng luộc, canh cải với tóp mỡ cho qua ngày. Một mình với bữa cơm chiều, chị xoay bên nào cũng lệch. Anh chàng chung vách, là thợ điện, hơn tuần nay lên bệnh viện nuôi mẹ, bỗng bước qua ngồi chình ình trước cửa. Anh nói họ "trọ" tụi mình tới bữa ai cũng ăn "qua quýt". Mà qua quýt cũng ngon, cơm có canh "khổ qua", cùng bữa có "quýt" tráng miệng. Chị cười nhưng không nói gì. Như sực nhớ, anh về bưng qua dĩa quýt đầy có ngọn: "Em gái ở quê mới gởi lên. Tụi mình ăn cho vui nha". Chị thấy lạ khi nghe hai tiếng "tụi mình". Làm như đã "có gì" với nhau vậy. Nhưng chị đã nghe lòng khang khác, lao xao, như một cơn gió lạ khẽ thổi qua.Dãy phòng trọ chen chúc hơn chục lao động tứ xứ. Phòng nhỏ, sân chật, con gà của chú bảo vệ dạo chơi vài chục bước đã "ôm cua". Công nhân lam lũ nên cái sân của họ cằn cỗi. Riêng sân của anh thì mướt lắm. Mùa hè có luống bông sao nhái hồng phớt; mùa thu thì vài ba khóm cúc tím nhạt; giờ xuân vừa ngấp nghé đã có mấy vạt vạn thọ vàng tươi. Chú bảo vệ cà rỡn: "Một đời chơi bông chơi hoa, một đời giữ cổng cũng qua một đời". Anh cười: "Chú ghẹo hoài, để con làm màu, kiếm chút vợ chứ".Nhớ tháng này năm ngoái, đang đứng ngắm bông, anh "bắt được", hỏi có ưng không tui tặng. Chị cười: "Ngắm ké thôi, khỏi tưới nước". Anh này coi bộ cũng hay hay, rất "nghệ sĩ", tính hiền lành, hay giúp người, nhiều tài vặt. Dãy trọ phòng nào mưa dột, điện đóm chập chờn, cửa nẻo xập xệ… nhờ một tiếng là anh chạy qua sửa liền. Chị cũng từng nhờ anh "tút" lại cái bậc thềm sứt sẹo. Làm đường dây ở ngoại ô, anh hay tha về mớ bông dại, tỉ mẩn o bế thành bình bông coi được lắm. Anh shipper đi ngang: "Ngó bình bông, tui biết ông đang yêu". Câu nói khiến chị giả đò đi ngang liếc xéo: "Đẹp thiệt". Chị hay gặp anh lúc sáng sớm khi cùng khóa cửa đi làm. Đôi lần anh nhờ chị sẵn đi chợ mua giùm mớ rau, con cá. Anh đưa tiền khi thiếu, khi dư (chắc là để gây lăng nhăng dây nhợ đây mà). Thiếu thì anh qua trả rồi đứng xớ rớ nói mấy câu mới chịu về. Dư thì buộc chị phải xẹt qua phòng anh, để tiền trên bàn rồi bước ra cái rột. Về rồi mới ngẩn ngơ, tiêng tiếc, sao mình không nói mấy câu đã "học thuộc" trước khi qua.Chị lướt mạng thấy cái clip nói về "thiền" bằng cách theo dõi hơi thở cho tâm an, dễ ngủ. Phải đó, mình làm quần quật, mệt đứt hơi, biết đâu thiền sẽ "nối" lại. Sau vài lần thực hành, tâm trí chú ý "hít vào, thở ra" giấc ngủ vẫn không thèm tới. Đã vậy, chị còn nghe rõ tiếng thở dài mình lại thương mình, thấy rõ căn nhà nhỏ ngoài quê xỉn màu mưa nắng, thấy rõ cái dáng tất bật của ba mở cửa chuồng bò khi sương chưa tan, thấy rõ dáng mẹ lom khom cắt rau gánh ra chợ sớm. Thôi, "thiền" trong xưởng với cái máy may được rồi. Thiếu tiền phụ ba mẹ lo tết, sắm áo mới cho em thì có thiền kiểu gì rồi chiêm bao cũng thấy tiền. Mà vụ này "có thật" à nghen. Trong mơ, chị thấy những tờ tiền mới cứng rớt quanh mình. Mừng quá chừng, chưa kịp lượm thì chị đã nghe tiếng gà gáy sáng. Hổm rày, khuôn mặt anh hay "xâm nhập" vào lòng cô gái quê chưa có ai để nhớ. Tiểu thuyết ngôn tình hay nói trạng huống này là "hình bóng yêu thương vấn vương xao xuyến". Hồi chiều, anh ở bệnh viện nhắn tin nhờ chị: "Làm ơn cho lũ bông vài ca nước. Tui không về được". Thì tưới! Nhưng chị mắc cỡ vì bạn trọ xì xào: "Dính như mủ mít rồi", "Ủa, hai người bồ bịch hồi nào vậy ta". Chú bảo vệ dắt xe qua: "Đừng nói vậy tội nghiệp nó. Tụi mình như những mảnh phèn dạt lên phố rồi thành hàng xóm với nhau. Giúp nhau là nghĩa láng giềng". Chị cảm động nghĩ: "Đúng là người tốt không nói lời xấu".Có cuộc gọi không thấy tên người, chị hồi hộp, linh cảm: Người lạ hay gió lạ? Ngập ngừng vài giây, chị bấm nghe. "Mẹ tui bớt nhiều rồi. Bữa nào về miền Trung ăn tết nói tui tiễn". Chị hoảng hồn, là tiếng của anh ấy. Chị lí nhí: "Ngày về hả? Dự tính là 25 âm. Nhưng cũng chưa chắc đâu anh". Năm ngoái mua vé trầy trật, chen lấn thiếu điều người dẹp lép như… chiếc dép vẫn không được. Trước cổng công ty có người rỉ tai: Xếp hàng mua vé hả? Có mà thăm thẳm chiều trôi. Phải chợ đen thôi. Chơi không? Hai "chai" (triệu) chớ mấy. Chị bấm bụng gật đầu. Chiều xuống bến, chưa chạm cửa xe chị đã bị lơ phát hiện vé giả. May nhờ hội đồng hương Quảng Ngãi tại thành phố kiếm cho một chỗ ngồi trên chuyến xe thiện nguyện, không thì chị có nước quay về phòng trọ khóc. Chị chạm thềm nhà tối 29 tết, bước chân lóng ngóng vấp ngạch cửa muốn té. Mẹ mừng quýnh. Ba luống cuống đỡ hành lý. Ông mắng, thằng cha mày, miết bữa nay mới ló mặt về, ba với mẹ trông muốn chết. Năm nay phân xưởng cử người mua vé tết cho mấy chục công nhân miền Trung. Đồ đạc, quà bánh đã nằm gọn trong va li. Dãy trọ vắng ngắt. Trước khi ra bến xe, chị "tự giác" qua sân bên tưới nước, ve vuốt mấy cây bông thọ. "Ráng ngậm sương đêm mà tươi lên nghen. Mùng 5 chị vô. Đứa nào ủ rũ chị buồn lắm đó". Chị khóa cửa dềnh dàng, chậm chạp, ngó quanh như đợi ai. Có chút tủi thân, chị nghĩ: "Chỉ mấy bụi bông tiễn mình thôi. Người ta nói chơi chứ đâu có tiễn".Xe giường nằm khởi hành lúc xế chiều. Tài xế tính xuất bến giờ này thì sáng mai mọi người đã chạm ngõ nhà mình. Xe đêm, ai cũng nhắm mắt nhưng không phải để ngủ, mà để thấy chốn về mỗi lúc một gần. Từng chặp, những tiếng reo khẽ khiến ai cũng nhổm người nhìn qua ô kính: "Đã qua Đại Lãnh", "sắp Quy Nhơn rồi"… Mờ sáng, tin nhắn của anh làm chị bồi hồi: "Xin lỗi nha! Thủ tục ra viện cho mẹ tui gặp xíu rắc rối nên không tiễn được. Ăn tết vui nha. Ra giêng gặp". Chị hồi hộp nhắn lại: "Không sao. Biết anh mắc công chuyện mà. Chúc mừng bác đã khỏe. Anh cũng ăn tết vui. Nhớ để phần bánh miền Tây cho tui nghen".Xe lướt êm. Lòng chị reo vui, vui ngày về, vui một điều gì chưa rõ rệt vừa khởi lên, trong trẻo quá. Chị kéo tấm mền mỏng che nụ cười, "che" luôn ý nghĩ: Mình thiệt là thứ hổng biết dị! Đã là gì với người ta đâu mà biểu "để phần bánh". Tiếng hát rất ngọt từ điện thoại của người bên cạnh khiến chị xốn xang, "Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở…". Lắng lòng, chị biết mình đang rơi vào miền gió lạ với những cảm xúc mới mẻ.
Tập đoàn công nghệ Thái Lan thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong căn nhà ấm áp trên mặt tiền đường Thoại Ngọc Hầu (Q.Tân Phú, TP.HCM), người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ vẫn miệt mài bên xe nước mía phía trước.Xe nước mía của ông Huseyin được nhiều người biết tới từ những ngày mới mở bán hồi tháng 10.2024, khi hình ảnh một "ông chú" người Thổ Nhĩ Kỳ vui vẻ, nhiệt tình bán món đồ uống Việt Nam quen thuộc lan tỏa khắp mạng xã hội.Phía trước xe có dán dòng chữ: "Tôi là người Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi bán các loại nước. Tôi không biết tiếng Việt, mong cả nhà ủng hộ cho tôi. Cảm ơn!". Chính sự ủng hộ của khách đã khiến việc buôn bán của người đàn ông ngoại quốc ngày càng thuận lợi hơn."Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ được biết tới nhiều ở TP.HCM, nhiều người cũng nghĩ là người Thổ Nhĩ Kỳ như tôi thì nên bán món này mới đúng. Nhưng tôi không thích buôn bán các món mặn, tôi thích bán các loại nước này hơn. Trước khi bán, tôi cũng đã dành thời gian để học cách pha chế", ông chia sẻ.Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2017, ông Huseyin đang làm công nhân xây dựng ở TP.Tunceli vô tình quen biết bà Nguyễn Thị Chung (48 tuổi, ngụ TP.HCM) qua mạng xã hội.Sau thời gian dài nhắn tin, tìm hiểu, vì tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn và tính cách nên năm 2019 ông quyết định đến TP.HCM gặp gỡ. Sau đó không lâu, họ kết hôn và ông quyết định sống ở Việt Nam.Năm nay là năm thứ 5 người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ đón tết ở Việt Nam bởi từ lúc chuyển đến TP.HCM sinh sống, làm việc, ông chưa có dịp về nước. Ngày trước, ông phụ bà Chung công việc kinh doanh, tuy nhiên những tháng gần đây ông quyết định kinh doanh riêng bằng xe nước nho nhỏ với sự hỗ trợ nhiệt tình từ vợ.Nhiều năm sống cùng nhau, người vợ nói rằng điều bà quý nhất trong tính cách của ông chính là sự hiền lành, chăm chỉ, sống tình cảm. Sự khác biệt về ngôn ngữ không ảnh hưởng tới cuộc sống của vợ chồng bởi họ luôn thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông cho nhau.Ngược lại, với người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, vợ là một người chu đáo, biết quan tâm, chăm sóc cho chồng. Nhờ có tình yêu thương và sự hỗ trợ từ vợ, cuộc sống ở Việt Nam với ông không quá khó khăn để thích nghi.Bà Chung cho biết cái tết ấn tượng nhất có lẽ là tết đầu tiên của bà và chồng ở Việt Nam. Thời điểm đó, ông Huseyin vô cùng phấn khích trải nghiệm những hoạt động đón tết ở TP.HCM. "Những ngày giáp tết, vợ chồng tôi đi chợ tết mua sắm. Sau pháo hoa giao thừa, ông ấy chở tôi đi chùa ở gần nhà cũ ở Q.8. Những ngày trong tết, 2 vợ chồng đi dạo đường hoa, đi du xuân. Lúc đó nhà có mua pháo giấy để bắn, ông ấy rất thích loại pháo này, thấy pháo bắn ra là cười tươi lắm", người vợ háo hức kể. Có năm, người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ theo vợ về quê nhà Quảng Ngãi ăn tết. Ông cho biết lần đầu về quê vợ, mọi người tò mò vây quanh, hỏi thăm khiến ông vừa bất ngờ, vừa vui. Ông dành những phong bao lì xì cho các cháu trong gia đình theo đúng phong tục truyền thống.Với ông Huseyin, đón tết ở Việt Nam là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất, khác hoàn toàn so với đất nước của ông. Mỗi năm đón tết trôi qua, ông lại càng thích, càng yêu thêm tết, văn hóa Việt Nam và muốn sống ở đất nước này mãi mãi."Năm nay, vợ chồng tôi dự định sẽ tiếp tục đón tết ở TP.HCM. Cũng như mọi năm, vợ chồng tôi vẫn sẽ cùng nhau đi chùa, đi chợ tết. Dự định những ngày gần tết, vợ chồng tôi cũng ghé chợ hoa thăm một người quen bán hoa ở Q.8, anh cũng phụ chị bán hoa vì năm ngoái anh bán cũng… đông khách", bà Chung cười kể lại.2 vợ chồng đã dành những lời chúc năm mới đặc biệt cho quý bạn đọc Báo Thanh Niên với mọi điều tốt đẹp nhất. Họ hy vọng mỗi năm trôi qua, họ lại đồng hành cùng nhau, hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng và tiếp tục đón tết Việt Nam.
v6bet aus
Một ngày giữa tháng 2, chúng tôi có hẹn với người đàn ông Pháp Philippe Tougeron (61 tuổi) cùng con gái gốc Việt Oriane Mai Anh Tougeron (30 tuổi) trong một quán cà phê trên đường Trương Định (Q.1), cách khách sạn nơi hai cha con ở không xa.Cuộc hẹn diễn ra không lâu, sau chuyến bay hơn 10.000 km của cha con ông Philippe từ Pháp về TP.HCM mang theo một nỗi niềm "tìm mẹ cho con" đầy da diết. Đường phố TP.HCM bên ngoài náo nhiệt, bên trong quán cà phê ông Philippe trầm ngâm kể về câu chuyện của gia đình mình.Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1994, vợ chồng người đàn ông Pháp có chuyến về Việt Nam để nhận con nuôi, bởi ông và vợ không thể có con. Định mệnh như sắp đặt để cô bé Vũ Thị Mai Anh đến với cuộc đời của 2 vợ chồng Pháp nhân hậu.Theo những hồ sơ mà người cha còn gìn giữ, Mai Anh sinh ngày 30.12.1994 tại Nhà hộ sinh Tân Bình. Trong giấy chứng sanh, ghi rõ thông tin vô cùng quan trọng về mẹ ruột.Mẹ Mai Anh tên Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 làm nghề may. Người mẹ tạm trú ở số 72 Sao Mai, P.6 (Q.Tân Bình). Bà sinh Mai Anh lúc 15 giờ 35 phút, mới chào đời cô bé nặng 2,6 kg. Trong hồ sơ của Nhà nuôi trẻ Mầm Non 2 thời điểm đó có thuật lại về câu chuyện của Mai Anh chi tiết, như sau: Ngày 31.12.1994, có cô Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 đem đến cho nhà nuôi trẻ chúng tôi một bé gái mới sinh ngày 30.12.1994 (có kèm giấy chứng sinh).Vì hoàn cảnh gia đình cô không thể nuôi con được nên giao phó cho trường nuôi dưỡng và định đoạt cho cháu. Chúng tôi xin quý ban cho cháu được nhập trường Mầm Non 2 để cháu được hưởng mọi chế độ như các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi khác. Kèm theo hồ sơ nhận nuôi Mai Anh còn có tờ giấy cho con được lăn tay bởi bà Vũ Thị Hằng Nga ngày 30.12.1994, với những dòng chia sẻ xúc động của người mẹ: Tôi tên Vũ Thị Hằng Nga, 18 tuổi, có sanh một đứa bé gái ở bảo sanh Tân Bình ngày 30.12.1994. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và không thể nuôi đứa bé được. Vậy nay tôi bằng lòng cho trại Mầm Non 2 để nuôi dưỡng cháu bé. Tôi xin cam đoan không gây khó khăn cho trường...Sau đó không lâu, bé gái được bà Hằng Nga sinh ra đã được vợ chồng ông Philippe nhận nuôi và sống một cuộc đời mới tươi đẹp ở nước Pháp với cái tên Oriane Mai Anh Tougeron. Đứa trẻ đến với vợ chồng ông như một món quà đã khiến cho cuộc sống của ông và vợ hạnh phúc hơn, căn nhà rộn rã tiếng cười. Họ thực sự hạnh phúc khi trở thành cha mẹ và cũng nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc một đứa con.Không chỉ nhận nuôi Oriane, năm 1997, vợ chồng ông Philippe cũng nhận nuôi thêm một người con trai Việt Nam được sinh ra ở Vũng Tàu để "vui cửa vui nhà" và để cô con gái mình có thêm một người em. Đó là anh Maxime. Cả gia đình lớn lên đầy hạnh phúc và yêu thương nhau.Oriane nói rằng tuổi thơ của cô đầy tuyệt vời khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ nuôi người Pháp, được họ dành những điều tốt đẹp nhất. "Gia đình chúng tôi giữ liên lạc và nhiều lần về thăm gia đình Việt Nam của em trai tôi. Chính sự gắn kết giữa 2 bên gia đình cũng là điều thôi thúc tôi muốn tìm lại mẹ ruột, tìm lại gia đình Việt Nam của mình", Oriane bày tỏ.Dẫu rằng từ nhỏ, Oriane chưa từng có ý định tìm lại gia đình ruột thịt của mình. Tuy nhiên ở độ tuổi này, khi nhận được câu hỏi của cha, rằng: "Con có muốn tìm lại mẹ ruột của mình không? Nếu con đồng ý, cha sẵn lòng cùng con về Việt Nam tìm lại cội nguồn", cô gái Pháp gốc Việt đã suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng, cô gái thực sự đã quyết định tìm lại mẹ. Dù nhiều lần về lại Việt Nam, nhưng hành trình này của Oriane trở nên đặc biệt hơn khi lần đầu tiên cùng cha tìm lại mẹ ruột của mình. "Nếu có một điều muốn nói với mẹ ruột trong bài báo này, bạn sẽ nói gì?", nghe tôi hỏi, Oriane trở nên xúc động. Cô gái Pháp không nói giỏi tiếng Anh, cố gắng gõ vào điện thoại những dòng chữ trên ứng dụng phiên dịch, nhưng sự xúc động khiến tay cô cứng đờ. Thấy vậy, người cha Pháp vỗ về con gái an ủi, để con lấy lại bình tĩnh. "Con thực sự thấu hiểu được lý do vì sao mẹ bỏ rơi con và con sẽ không trách mẹ vì điều đó!", Oriane chia sẻ.Hành trình tìm mẹ của cô gái Pháp, bên cạnh sự giúp đỡ của cha nuôi còn có sự đồng hành của những người Việt Nam tốt bụng, là ông Huỳnh Tấn Sinh hiện sống ở Pháp và bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi), hiện làm việc ở TP.HCM.Dự theo địa chỉ của người mẹ, bà Hương tìm đến để dò hỏi thông tin. "Tuy nhiên qua thời gian, số nhà trong hồ sơ đã đổi thành số mới. Người ở nhà và cả những người xung quanh cho biết căn nhà đã qua nhiều đời chủ, trong đó có đời chủ đã sang nước ngoài định cư", chị Hương cho biết thêm.Ông Sinh và bà Hương hy vọng nếu bà Vũ Thị Hằng Nga hay người quen có đọc được những thông tin này, xin hãy liên lạc với cô gái Pháp để cô được đoàn tụ cùng gia đình ruột thịt.Ai có thông tin về bà Vũ Thị Hằng Nga xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0932.387.137 (gặp chị Hương). Gia đình cô gái Pháp vô cùng biết ơn!Ông Philippe tâm sự 2 người con nuôi gốc Việt chính là niềm tự hào lớn trong cuộc đời của ông. Nuôi nấng 2 con từ nhỏ, nay con lớn không, công việc ổn định cũng như hiếu thảo với cha mẹ nuôi khiến ông hạnh phúc."Con gái tôi hiện đang làm kế toán. Con bé là người tử tế, có phần nhạy cảm. Gia đình chúng tôi rất gắn kết, chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Tôi thực sự hy vọng sẽ tìm thấy mẹ ruột của con trên hành trình này", người cha xúc động, chia sẻ.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư